Bài viết mới
Video mới
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Giáo dục STEM đang trở thành một xu hướng giáo dục mang tính tất yếu trên thế giới. Việt Nam đang chú trọng triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông, giúp học sinh hướng tới các hoạt động trải nghiệm và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Bài báo trình bày khái lược về giáo dục STEM và quy trình dạy học môn Hóa học theo định hướng giáo dục STEM; từ đó, xây dựng chủ đề về thuốc thử axit - bazơ trong chương trình Hóa học vô cơ lớp 11 theo định hướng giáo dục STEM, nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Giáo dục STEM đang trở thành một xu hướng giáo dục mang tính tất yếu trên thế giới. Việt Nam đang chú trọng triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông giúp học sinh hướng tới các hoạt động trải nghiệm và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Bài viết trình bày khái lược về giáo dục STEM, tầm ảnh hưởng của giáo dục STEM; nghiên cứu thực trạng và giải pháp tổ chức hoạt động STEM ở các trường THPT . Từ đó, xây dựng chủ đề về pin điện hóa trong chương trình Hóa học vô cơ lớp 12 theo định hướng giáo dục STEM, nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Tóm tắt Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là những HĐGD được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS trải nghiệm và sáng tạo. Chính điều này đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động đó phải đa dạng, linh hoạt, mang tính mở, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Bài viết đi sâu phân tích 4 phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đó là: Phương pháp GQVĐ, phương pháp sắm vai, phương pháp trò chơi và phương pháp làm việc nhóm. Với từng phương pháp, tác giả đã chỉ rõ ý nghĩa và các bước tiến hành.

Tóm tắt Nền giáo dục hiện nay đang có những bước chuyển mình quyết định nhằm đổi mới phương pháp dạy học hướng tới việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực để góp phần phát triển đất nước. Dạy học tích hợp, một trong những sự đổi mới quan trọng nhằm hình thành ở học sinh những năng lực cần thiết, đã và đang được nghiên cứu và chuẩn bị triển khai trên toàn quốc vào năm 2018. Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên phổ thông là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu về đổi mới nền giáo dục trong giai đoạn mới, hướng tới một nền giáo dục phát triển bền vững. Trong bài báo này quy trình phát triển năng lực dạy học tích hợp bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông và một ví dụ về chủ đề tích hợp “Protein - Nguồn dưỡng chất thiết yếu” sẽ được giới thiệu.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Bài báo này sẽ đề xuất quy trình xây dựng và tổ chức hoạt HĐTNST trong dạy học các môn khoa học tự nhiên (KHTN) ở trường phổ thông như một gợi ý đối với giáo viên trong quá trình làm quen với việc xây dựng và tổ chức các HĐTNST.


Bạn có biết “ Nước chiếm 60 – 70% trọng lượng cơ thể, chiếm 92% tổng khối lượng máu, nếu thiếu có thể gây rối loạn sự sống và dẫn đến tử vong trong vòng 24h”. Đó là một trong vài con số rất tổng quát liên quan đến hàm lượng “Nước” trong cơ thể con người. Nước là tài nguyên vô cùng quý giá đối với sự sống trên Trái Đất. Theo UNDP, hiện nay có khoảng 1,1 tỷ người trên thế giới không có nước sạch để dùng, chủ yếu là người dân ở các nước đang phát triển. Các bệnh từ nguồn nước như tiêu chảy có thể khiến nhiều người thiệt mạng hơn so với số người chết vì bệnh HIV/AIDS và sốt rét cộng lại. Đây thực sự là những số liệu rất đáng báo động. Nước là khái niệm rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày và được đề cập rất nhiều trong các bộ môn khoa học. Hóa học cùng các môn học khác đã đi sâu tìm hiểu bản chất, cấu tạo, vai trò… của nước để từ đó vận dụng trong nghiên cứu khoa học cũng như các lĩnh vực khác như nông nghiệp, y học, năng lượng…Cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì vấn đề về nước càng được quan tâm. Trong chương trình học, những kiến thức về nước được nhắc đến trong các môn Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân…làm cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh có sự trùng lặp, không liền mạch. Vì vậy, học sinh gặp khó khăn trong việc vận dụng kiến thức được học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Do đó, việc tích hợp các nội dung từ các môn thành chủ đề “Nước tài nguyên quý giá của sự sống” vừa tạo được sự logic, kết nối các nội dung kiến thức với nhau, vừa giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống con người, đặc biệt là khi cuộc sống ngày càng hiện đại, đồng thời tạo hứng thú học tập, lòng say mê, yêu thích khoa học cho học sinh.

Bạn có biết “ Nước chiếm 60 – 70% trọng lượng cơ thể, chiếm 92% tổng khối lượng máu, nếu thiếu có thể gây rối loạn sự sống và dẫn đến tử vong trong vòng 24h”. Đó là một trong vài con số rất tổng quát liên quan đến hàm lượng “Nước” trong cơ thể con người. Nước là tài nguyên vô cùng quý giá đối với sự sống trên Trái Đất. Theo UNDP, hiện nay có khoảng 1,1 tỷ người trên thế giới không có nước sạch để dùng, chủ yếu là người dân ở các nước đang phát triển. Các bệnh từ nguồn nước như tiêu chảy có thể khiến nhiều người thiệt mạng hơn so với số người chết vì bệnh HIV/AIDS và sốt rét cộng lại. Đây thực sự là những số liệu rất đáng báo động. Nước là khái niệm rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày và được đề cập rất nhiều trong các bộ môn khoa học. Hóa học cùng các môn học khác đã đi sâu tìm hiểu bản chất, cấu tạo, vai trò… của nước để từ đó vận dụng trong nghiên cứu khoa học cũng như các lĩnh vực khác như nông nghiệp, y học, năng lượng…Cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì vấn đề về nước càng được quan tâm. Trong chương trình học, những kiến thức về nước được nhắc đến trong các môn Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân…làm cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh có sự trùng lặp, không liền mạch. Vì vậy, học sinh gặp khó khăn trong việc vận dụng kiến thức được học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Do đó, việc tích hợp các nội dung từ các môn thành chủ đề “Nước tài nguyên quý giá của sự sống” vừa tạo được sự logic, kết nối các nội dung kiến thức với nhau, vừa giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống con người, đặc biệt là khi cuộc sống ngày càng hiện đại, đồng thời tạo hứng thú học tập, lòng say mê, yêu thích khoa học cho học sinh.

Khi đề cập đến sinh hoạt chuyên môn, thì câu hỏi quan trọng nhất mà chúng ta cần đặt ra là "Tại sao chúng ta cần thay đổi cách dạy học?". Một số người thì cho rằng đó là vì chương trình thay đổi. Theo chương trình giáo dục hiện đại thì học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy và học. Chúng ta cũng có thể hỏi "Lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy và học nghĩa là gì?". Có thể sẽ có một vài người cho rằng đó là các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, ví dụ như cách đặt câu hỏi, cách tổ chức hoạt động nhóm hay sử dụng giáo cụ trực quan vào bài học.

cần phải làm cho mỗi giáo viên nhận ra một cách đầy đủ, sâu sắc các vấn đề liên quan đến phát triển chuyên môn của mình Giúp giáo viên có khả năng nhận ra, biết chấp nhận mỗi cá nhân học sinh Giáo viên cần hiểu đúng và áp dụng được phương pháp giáo dục mới vào thực tế giảng dạy hàng ngày † Giáo viên cần được khuyến khích và hỗ trợ tự học nâng cao năng lực và đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới cách tiếp cận và phương thức tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường

Sinh hoạt chuyên môn là cụm từ rất quan thuộc đối với mỗi người giáo viên bởi lẽ đó là một việc làm thường xuyên trong hoạt động của nhà trường. Đây là một trong các hình thức bồi dưỡng giáo viên, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.





TÓM TẮT “Nghiên cứu bài học” là một mô hình phát triển năng lực NVSP của giáo viên thông qua việc cải tiến chất lượng dạy và học của từng bài học cụ thể, qua đó cải tiến chất lượng học của học sinh. Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp những hiểu biết cơ bản về NCBH, bao gồm khái niệm, nguồn gốc, cách tiến hành, những ưu điểm mô hình NCBH so với cách dự giờ và bồi dưỡng giáo viên hiện nay, lợi ích thu được từ NCBH. Đồng thời áp dụng NCBH cho các giáo viên phổ thông, sinh viên khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo viên, chất lượng của việc dạy và học trên lớp dẫn tới kết quả cuối cùng là nâng cao kết quả học tập của học sinh. ABSTRACT "Lesson Study"(LS) is a model of educational professional capacity development of teachers through improvement of teaching and learning quality of each particular lesson. Thereby, the learning quality of students is improved. In this article, we provide the basic understanding of Lesson Study (LS) including concepts, origin, method of implement, advantages of Lesson Study model compared to attending teaching hours and teacher training as at the present and benefits obtained from Lesson Study (LS). At the same time, Lesson Study (LS) is applied for teachers of undergraduate schools and for students of the Faculty of Chemistry at the University of Education in order to contribute to improvement of teaching and learning quality in the classroom ultimately leading to improve high academic performance of students.

Có nhiều cách để tạo mục lục tự động khác nhau nhưng về cơ bản vẫn giống nhau cả, sau đây mình xin trình bày cách mà mình hay dùng, mong rằng có thể giúp được những bạn đang gặp khó khăn trong việc tạo mục lục tự động.

Nếu muốn tải những album ảnh đã chia sẻ trên Facebook hoặc những hình ảnh được gắn tag bởi bạn bè, bạn có thể sử dụng tiện ích hỗ trợ hoặc tính năng sẵn có trên Facebook.

Có thể bạn đã nghe mọi người nói với bạn nên sao lưu dữ liệu máy tính hay bạn cần phải có mật khẩu bảo mật hơn. Các thói quen tốt trong công nghệ không chỉ dành cho chuyên viên máy tính mà chúng có thể giúp bạn tiết kiệm tiền bạc, lưu giữ thông tin cá nhân của bạn an toàn.

Windows 8 là hệ điều hành mới được Microsoft ra mắt chính thức vào cuối tháng 10/2012 vừa qua, và giao diện Metro đi kèm với tính năng ẩn một số chức năng có thể tạo sự lúng túng khi bạn muốn tối ưu hiệu suất hoạt động. Những thủ thuật đơn giản dưới đây sẽ phần nào giúp cải thiện hiệu suất của hệ điều hành Windows 8 giúp trải nghiệm tốt hơn hệ điều hành này.