105
B – Đề kiểm tra 45 phút ban chuẩn
I. Bài kiểm tra 45 phút số 1
I.1. Phạm vi kiểm tra
Chương 1. Sự điện li.
I.2. Cấu trúc đề kiểm tra
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức Tổng điểm
Nhận biết Hiểu Vận dụng
TN TL
TN TL TN TL
1. Khái niệm chất điện li, sự điện li
2. Chất điện li mạnh, chất điện li yếu, độ điện li 1 điểm 1 điểm
3. Sự điện li của nước, pH của dung dịch 1 điểm 0,5 điểm 1 điểm
2,5 điểm
4. Axit, bzơ, muối 1 điểm 1 điểm
5. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch 0,5 điểm 1 điểm
2 điểm
6. Tổng hợp kiến thức 0,5 điểm 3 điểm 3,5 điểm
Tỉ lệ 30% 20% 50% 10 điểm
Đề số 1
Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
1. Cho mỗi dd đựng trong 1 lọ mất nhãn : HCl, MgSO4, BaCl2, Al (NO3)3.
Dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được tất cả các dd.
A. Quỳ tím. B. NaOH. C. HCl. D. Na2CO3.
2. Có mấy chất điện li yếu trong số các chất sau :
H2SO4, H2CO3, NaCl, HNO3, Zn (OH)2, CuSO4.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
3. Chọn câu sai ?
A. Trong 1 dd, tích số ion của nước là 1 hằng số ở nhiệt độ xác định.
B. Bazơ có Kb càng lớn thì lực bazơ càng mạnh.
C. Dung dịch bazơ có pH càng lớn thì độ bazơ càng nhỏ.
D. Dung dịch axit có pH < 7.
4. Phản ứng nào sai.
A. FeS + 2HCl FeCl2+ H2S.
B. CaCl2 + CO2 + H2O CaCO3 + 2HCl.
C. BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + HCl.
D. CH3COONa + HCl CH3COOH + NaCl.
5. Dd NaOH 0,001M có pH bằng
A. 11. B. 3. C. 10–3. D. 5.
6. Trộn hai thể tích bằng nhau của dd HNO3 và dung dịch Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol. pH của dd sau phản ứng
A. > 7 B. = 7 C. < 7 D. = 14
7. Cho 400 gam dung dịch H2SO4 49% (D= 1,2 gam/ ml). Nồng độ mol của dung dịch bằng
A. 6M B. 12M C. 98M D. kết quả khác
8. Cho dung dịch NaOH lần lượt tác dụng với các chất : HCl, NaNO3, CuSO4, CH3COOH, Al(OH)3, CO2, CaCO3. Có mấy phản ứng hoá học xảy ra ?
A. 3 B. 4 C. 6 D. 5
Phần tự luận (6 điểm)
Bài 1. (3 điểm).
a) Viết phương trình điện li của H2SO3 trong nước.
b) Chỉ dùng dd HCl, hãy nêu cách nhận biết 4 dd sau dựng trong lọ mất nhãn AgNO3, K2CO3, NaNO3, BaCl2. Viết đầy đủ các phương trình phân tử và phương trình ion.
Bài 2. (3 điểm).
a) Tính nồng độ mol của dd Na2CO3 biết rằng 400 ml dd đó tác dụng tối đa với 200 ml dd HCl 2M.
b) Trộn 200 ml dd Na2CO3 ở trên với 50 ml dd CaCl2 1M. Tính nồng độ mol của các muối và các ion trong dd thu được biết rằng thể tích dd thay đổi không đáng kể.
Cho Na = 23 ; Cl = 35,5 ; Ca = 40 ; H = 1 ; O = 16.
Đề số 2
Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
1. Ghép câu trả lời ở cột bên phải với cột bên trái cho phù hợp.
1. Theo A–rê–ni–ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion a. OH–
2. Theo A–rê–ni–ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion b. cation amoni
3. NaOH là bazơ c. H+
4. Muối amoni là hợp chất khi tan trong nước phân li ra d. một nấc
e. nhiều nấc
f. anion axetat
A. 1–a ; 2–c ; 3–d ; 4–b B. 1–c ; 2–a ; 3–d ; 4–b
C. 1–a ; 2–d ; 3–c ; 4–b D. 1–c ; 2–a ; 3–b ; 4–d
2. Có mấy muối axit trong số các muối sau :
NaHSO4, CH3COOK, NH4Cl, NaHCO3, NH4HCO3, KCl.
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
3. Trường hợp nào sau đây các ion không cùng tồn tại trong 1 dd.
A. K+. , .
B. Fe2+, , S2–, Na+
C. Al3+, , Mg2+, Cl–.
D. H+, NO3–,, Mg2+.
4. 2000 ml dd NaOH có chứa 8 gam NaOH, pH của dd bằng
A. 1. B. 2. C. 12. D. 13.
5. Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd AlCl3 sau phản ứng hoàn toàn hiện tượng qua sát được là
A. Có kết tủa keo màu trắng tăng dần.
B. Có kết tủa keo màu trắng tăng và bọt khí.
C. Có kết tủa keo màu trắng tăng dần sau đó tan dần tạo dd trong suốt.
D. Không có hiện tượng gì.
6. Để kết tủa hết ion trong dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol K+, 0,3 mol Na+ và cần ít nhất bao nhiêu lít dd CaCl2 0,5M ?
A. 1 lít B. 0,5 lít C. 0,25 lít D. không tính được
7. Cần thêm bao nhiêu lít nước vào 10 lít dd HCl có pH = 3 để được dd HCl có pH = 4
A. 100 lít B. 90 lít C. 10 lít 9 lít
8. Phản ứng giữa các chất nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn ?
(1) HCl + NaOH (2) CaCl2+ Na2CO3
(3) CaCO3 + HCl (4) Ca(HCO3)2 + K2CO3
(5) CaO + HCl (6) Ca(OH)2 + CO2
A. (2), (3) B. (2), (3), (4), (5), (6)
C. (2), (4) D. (4), (5), (6)
Phần tự luận (6 điểm)
Bài 1. (2,5 điểm)
a) Cho 1 mẩu giấy quỳ tím vào dd HCl, sau đó nhỏ từ từ dd NaOH vào, viết phương trình phân tử, phương trình ion, cho biết màu sắc của quỳ biến đổi như thế nào ?
b) Viết phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hoá.
CuO
Bài 2. (2,5 điểm)
Cho a gam hỗn hợp CaO và CaCO3 hoà tan vừa đủ trong 2 lít dd HCl 0,2M thu được 2,24 lít khí ở đktc.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính a.
Bài 3. (1 điểm)
Trộn 300 ml dd HCl có pH = 2 với 200 ml dd NaOH có pH = 12 sau đó thêm vào 500 ml H2O. Tính pH của dd sau phản ứng. (Cho Ca = 40, C = 12).
II. Bài kiểm tra 45 phút số 2
II.1. Phạm vi kiểm tra
Kiến thức chương 2 và 3.
II.2. Cấu trúc đề kiểm tra
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TN TL TN TL TN TL
1. Nitơ, amoniac và muối amoni. 1 điểm 1điểm
2. Axit nitric và muối nitrat 1 điểm 0,5 điểm 2 điểm 3,5 điểm
3. Phot pho và hợp chất của photpho
4. Phân bón hóa học 0,5 điểm 0,5 điểm
5. Cacbon và hợp chất của cacbon 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm
6. Silic và hợp chất của silic
0,5 điểm 1 điểm 1,5 điểm
7. Công nghiệp silicat
8. Tổng hợp 0,5 điểm 2 điểm 2,5 điểm
Tỉ lệ 30% 20% 50% 10 điểm
Đề số 1
Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
1. Xếp các chất sau theo thứ tự tăng dần số oxi hoá của nitơ.
(1) N2O (2) NO2 (3) NO3– (4) NH4Cl (5) N2
A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 4, 1, 5, 2, 3.
C. 4, 5, 1, 3, 2.
D. 4, 5, 1, 2, 3.
2. Phản ứng nào sai ?
A. NH4Cl NH3 + HCl
B. NH3 + HCl NH4Cl
C. NH4NO2 N2O + H2O
D. NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O
3. Số gam silic tan hoàn toàn trong dd NaOH để thu được 8,96 lít H2 ở đktc là
A. 11,2 gam B. 5,6 gam C. 7,47 gam D. 2,8 gam
4. Chọn hệ số cân bằng tương ứng cho từng chất trong phản ứng sau.
H2S + HNO3(đặc) H2SO4 + NO2 + H2O
A. 1 4 1 4 2 B. 1 6 1 6 3 C. 3 10 3 1 5 D. 1 8 1 8 4
5. Hỗn hợp khí X chứa 44% khối lượng CO2 còn lại là CO. Phần trăm thể tích mỗi khí CO2, CO trong X theo thứ tự bằng
A. 25% và 75% B. 33,3% và 66,7%
C. 35% và 65% D. 46% và 64%
6. NaHCO3 có những phản ứng nào trong những phản ứng sau :
(1) nhiệt phân (2) tác dụng dd HCl (3) tác dụng dd K2CO3
(4) tác dụng dd KOH (5) tác dụng dd BaCl2 ở nhiệt độ thường
A. (1), (2), (4).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3), (4), (5).
D. (1), (2).
7. Chọn câu đúng.
A. Phân đạm 2 lá (thành phần chính là NH4NO3) có hàm lượng nitơ cao nhất trong các loại phân đạm.
B. Đánh giá phân đạm theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ trong phân đạm.
C. Đánh giá phân lân theo phần trăm khối lượng nguyên tố photpho trong phân lân.
D. Cây trồng chỉ đồng hoá được nguyên tố H, O từ nước còn nguyên tố C cây phải hấp thụ từ đất.
8. Cho 20 gam hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 tác dụng với dd HCl dư. Thể tích CO2 thoát ra ở đktc bằng V lít. Chọn câu đúng.
A. V= 4,48 lít B. V= 5,6 lít
C. 2,24 lít < V < 4,48 lít D. 4,48 lít < V < 5,33 lít
Phần tự luận (6 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hoá sau :
Bài 2. (1,5 điểm) Nhận biết hoá chất trong mỗi lọ chứa dd mất nhãn : NaNO3, Na2CO3, Na2SiO3, NH4Cl.
Bài 3. (2,5 điểm)
Cho 11,8 gam hỗn hợp Al và Cu hoà tan vừa đủ trong 400 ml dd HNO3 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 17,92 lít khí màu nâu đỏ ở đktc.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại.
c) Tính nồng độ mol của dd HNO3.
( Cho Al = 27 ; Cu = 64 ; N = 14 ; O = 16)
Đề số 2
Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
1. Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử các nguyên tố ?
A. P, N, As, Sb, Bi. B. N, P, As, Sb, Bi
C. N, P, As, Bi, Sb. D. As, Sb, N, P, Bi.
2. Chọn câu đúng.
A. Phân tử NH3 là phân tử có cực.
B. NH3 tan nhiều trong nước.
C. NH3 là một bazơ.
D. Tất cả đều đúng
3. Phản ứng nào sai ?
A. Si + 2NaOH + H2O Na2SiO3 + 2H2
B. Si + 4HCl SiCl4 + 2H2O
C. SiO2 + 2NaOH đặc Na2SiO3 + 2H2O
D. SiO2 + 2Mg Si + 2MgO
4. Nung 50 gam một mẫu đá vôi lẫn tạp chất trơ đến phản ứng hoàn toàn thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng CaCO3 trong mẫu đá vôi bằng
A. 50% B. 80% C. 75% D. 65%
5. Trong phản ứng với các chất nào sau đây HNO3 thể hiện tính oxi hoá ?
A. Fe(OH)2 B. Fe(OH)3 C. Fe2O3 D. MgCO3
6. Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp H2, N2, NH3 trong công nghiệp, người ta sử dụng phương pháp nào trong các phương pháp sau :
A. Cho hỗn hợp đi qua dd nước vôi trong.
B. Cho hỗn hợp đi qua CuO nung nóng.
C. Cho hỗn hợp đi qua dd H2SO4 đặc.
D. Nén và làm lạnh hỗn hợp, NH3 hoá lỏng.
7. Khi nhiệt phân Cu(NO3)2 sản phẩm thu được là :
A. Cu, NO2, O2 B. CuO, N2, O2
C. CuO, NO2, O2 D. CuO, NO2.
8. Một loại bột quặng photphat có 62% Ca3(PO4)2. Khối lượng P2O5 tương ứng với 20 tấn bột quặng đó bằng
A. 5,68 tấn B. 5,86 tấn C. 2,84 tấn D. 2,48 tấn
Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. ( 2 điểm)
Cho NaHCO3 phản ứng lần lượt với mỗi trường hợp :
(1) nhiệt phân (2) tác dụng dd HCl
(3) tác dụng dd K2CO3 (4) tác dụng dd KOH
Trường hợp nào xảy ra phản ứng hoá học. Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
Câu 2. (1,0 điểm) Hoàn thành phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn của phản ứng
Al + HNO3(loãng) N2O+...
Câu 3. (3 điểm) Nung 54,6 gam hỗn hợp NaNO3 và Cu(NO2)2 thu được 13,44 lít hỗn hợp khí ở đktc.
a) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
b) Dẫn hỗn hợp khí ở trên vào 178,4 ml H2O (DH2O = 1 gam/ ml) được 0,25 lít dd X. Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol chất tan trong dd X.
( cho Na = 23 ; Cu = 64 ; N = 14 ; O = 16 ; H = 1)
III. Bài kiểm tra 45 phút số 3 (kiểm tra học kì 1)
III.1. Phạm vi kiểm tra
Chương 1. Sự điện li ; Chương 2. Nitơ – Photpho ; Chương 3. Cacbon – Silic ;
III.2. Cấu trúc đề kiểm tra
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TN TL
TN TL TN TL
1. Chương 1 :
Sự điện li 0,5 điểm 1 điểm 2,0 điểm
2. Chương 2 : Nitơ – Photpho 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 2,0 điểm
3. Chương 3 : Cacbon - Silic 0,5 điểm 0,5 điểm 2,0 điểm 3,0 điểm
4. Kiến thức
tổng hợp 1,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 3,0 điểm
Tỉ lệ 30% 20% 50% 10 điểm
Đề số 1
Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
1. Dung dịch Ba(OH)2 0,005M có pH bằng
A. 12 B. 2 C. 13 D. 12,7
2. Thể tích không khí khoảng bằng bao nhiêu để oxihoá hoàn toàn 20 lít khí NO thành NO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
A. 10 lít. B. 20 lít. C. 50 lít. D. 40 lít.
3. CO2 phản ứng với tất cả các chất (hoặc dd) trong nhóm nào dưới đây ?
A. dd NaOH, dd Ba(OH)2, dd Na2SiO3, H2O.
B. dd Ca(OH)2, H2O, CaO, H2SiO3.
C. dd KOH, Na2O, CaCO3, NaHCO3.
D. CH3COOH, C, dd Ca(OH)2, dd Na2SiO3.
4. Oxi hoá hoàn toàn 3,1 gam photpho trong oxi dư, cho sản phẩm thu được vào 92,9 ml nước (DH2O = 1 gam/ ml). Nồng độ phần trăm của chất tan trong dd thu được bằng
A. 9,8% B. 7,1% C. 6,2% D. 14,2%.
5. Có những phản ứng trao đổi nào xảy ra khi cho từng cặp chất sau phản ứng?
1. Fe + HCl 2. CaO + H2O 3. BaCl2 + Na2CO3
4. NH4NO3 + KOH 5. CaCO3 6. Ca3(PO4)2 + H2SO4
A. 2,3,4,5,6. B. 2,3,4. C. 1,2,5. D. 3,4,6.
6. Trong phản ứng với các chất nào dưới đây NH3 thể hiện tính khử ?
A. NH3 + HCl B. NH3 + CuO
C. NH3 + CO2 + H2O D. NH3 + HNO3
7. Phương trình hoá học nào sai ?
A. Ba2+ + BaSO4
B. CH3COO– + H+ CH3COOH
C. SiO2 + H2O H2SiO3
D. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3+ H2O
8. Hoà tan hoàn toàn 11,2 gam Fe trong dd HNO3 đặc, nóng thu được thể tích khí thoát ra ở đktc là
A. 8,96 lít B. 13,44 lít C. 4,48 lít D. 17,92 lít
Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm) Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hoá sau
Câu 2. (1 điểm) Hoàn thành 2 phương trình ion dưới đây và viết phương trình phân tử của 2 phương trình ion đó.
a) H+ + S2– H2S
b) Fe2+ + H+ + Fe3+ + NO2+ H2O
Câu 3. (2,5 điểm). Dẫn 11,2 lít khí CO ở đktc qua ống sứ đựng m gam CuO, nung nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí A. Dẫn hỗn hợp A qua
dd Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa
a) Tính m.
b) Tính tỉ khối của hỗn hỗn hợp A đối với hiđro.
(Cho Cu = 64; Ca = 40; C = 12; O = 16)
Đề số 2
Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
1. Nhóm gồm tất cả các anion đều tạo kết tủa với cation Mg2+ là
A. , Cl–, . C. , , .
B. , , Br–. D. , , , .
2. Chọn phương án sai.
A. Trong điều kiện thường, nitơ là chất khí, các đơn chất còn lại của nhóm VA là chất rắn.
B. Nitơ là chất duy trì sự sống và duy trì sự cháy.
C. Tính phi kim giảm dần từ nitơ đến bitmut trong nhóm VA.
D. Nitơ dùng để tạo môi trường trơ cho một số phản ứng hoá học.
3. Dung dịch NaOH có pH = 11. Thêm một ít natri oxit vào dd trên thì pH của dd mới sẽ
A. tăng B. giảm C. không đổi D. giảm rồi tăng.
4. Dẫn a mol CO2 và dd chứa b mol NaOH (với a > b) sau phản ứng hoàn toàn dd có chất tan là
A. NaOH và Na2CO3 B. NaHCO3
C. Na2CO3 D. NaHCO3 và Na2CO3
5. Cách nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng của phản ứng :
N2 + 3H2 2NH3 H < 0
A. Giảm nhiệt độ. B. Tăng nồng độ hiđro.
C. Giảm áp suất. D. Thêm chất xúc tác Fe.
6. Nhóm nào gồm tất cả các chất vừa thể hiện tính oxihoá, vừa thể hiện tính khử ?
A. NO2, N2, Si, C. B. CO2, HNO3, SO2, CO
C. NH3, N2O5, NO, CO2 D. HCl, SiO2, Si, NO2
7. Để phân biệt 2 dung dịch NaNO3 và Na2SO4 thì không dùng được hoá chất nào?
A. dd NH4Cl
B. dd BaCl2
C. dd Ca(NO3)2
D. dd H2SO4 đặc có thêm một ít kim loại Cu.
8. Để kết tủa hết ion Cl–trong dd A chứa 0,1 mol Ca2+ ; 0,2 mol Al3+ và Cl– thì cần thể tích dung dịch AgNO3 0,5M ít nhất là
A. 600 ml B. 1400 ml C. 1600 ml D. 1500 ml
Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Dẫn ra các phản ứng hoá học để minh hoạ đơn chất cacbon và silic vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
Câu 2. (2 điểm)
Một dung dịch chứa các muối NH4NO3, Fe2(SO4)3. Dung dịch đó có các ion nào. Nêu cách nhận biết mỗi ion đó trong dd muối trên.
Câu 3. (2 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 18,3 gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dd HNO3 0,2M (loãng, lấy dư 20% so với lượng cần cho phản ứng) thu được 6,72 lít khí NO ở đktc (là sản phẩm khử duy nhất).
a) Tính khối lượng mỗi chất rắn trong hỗn hợp?
b) Tính thể tích dd HNO3 đã lấy?
(Cho Al = 27; O =16; N =14)
IV. Bài kiểm tra 45 phút số 4
IV.1. Phạm vi kiểm tra
Chương 4. Đại cương về hiđrocacbon ; Chương 5. Hiđrocacbon no.
IV.2. Cấu trúc đề kiểm tra
Mức độ Biết Hiểu Vận dụng Tổng
Nội dung KQ TL KQ TL KQ TL
1 Đại cương hiđrocacbon 2 2 2 6
2 Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp 2 6 8
3 Tính chất lí, hoá học 2 8 10
4 Điều chế, ứng dụng 2 2
5 Bài tập thực nghiệm 2 2
6 Bài tập tính toán 2 2 2 6 12
Tổng 4 2 6 14 8 6 40
đề số 1
Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
1. Cho chất sau :
Tên gọi theo danh pháp thay thế của chất này là :
A. Pentan.
B. 2- etylpropan.
C. 2- metylbutan.
D. Isopetan.
2. Sản phẩm dễ hình thành nhất khi cho 2-metylbutan tác dụng với clo (theo tỉ lệ 1:1) có chiếu sáng là
A. (CH3)2CH–CH2–-CH2Cl.
B. (CH3)2CH–CHCl–CH3
C. (CH3)2CCl–CH2–CH3
D. CHCl–CH(CH3)–CH2–CH3
3. Câu nào sai ?
A. Để xác định nguyên tố hiđro trong hợp chất hữu cơ người ta đốt cháy một ít hợp chất, dẫn hơi sản phẩm vào dd CuSO4 thấy dung dịch có màu xanh lam.
B. Để xác định nguyên tố cacbon trong hợp chất hữu cơ người ta đốt cháy một ít hợp chất, dẫn hơi sản phẩm vào dd nước vôi trong dư thấy xuất hiện kết tủa trắng.
C. Để xác định nguyên tố nitơ một các đơn giản trong hợp chất hữu cơ người ta chuyển nitơ thành NH3 rồi nhận biết bằng quì tím ẩm.
D. Để xác định nguyên tố hiđro trong hợp chất hữu cơ người ta đốt cháy một ít hợp chất, ngưng tụ hơi sản phẩm thấy có giọt nước.
4. Công thức phân tử của hợp chất có công thức thu gọn nhất là:
A. C9H10 B. C9H14 C. C9H13 D. C9H12
5. Cho các hoá chất sau : CaO, Ca(OH)2, NaOH, CH3COONa, CH3COOH, CaCO3, CH3Cl. Các hoá chất cần dùng để điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm gồm:
A. CaO, CH3COONa, Ca(OH)2
B. CaO, CH3COONa, NaOH
C. CaCO3, CH3COOH, NaOH
D. Ca(OH)2, CH3COONa, NaOH
6. Một ankan có phần trăm khối lượng hiđro bằng 16,67%. Công thức phân tử của ankhan là :
A. C6H14. B. C5H12. C. CH4. D. C3H8.
7. Cho các chất: CaC2, CO2, HCHO, CH3COOH, NaCN, CaCO3, C2H5OH.
Số chất hữu cơ là :
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
8. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon no thu được 17,6 gam CO2 và 9 gam H2O. Thể tích O2 vừa đủ cho phản ứng bằng :
A. 13,44 lít B. 11,2 lít C. 15,68 lít D. 14,56 lít
Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Viết công thức cấu tạo các đồng phân của C5H12. Gọi tên.
Câu 2. (2 điểm)
Viết phương trình hoá học, ghi đủ điều kiện phản ứng.
a) n- butan đề 1 phân tử hiđro.
b) n- butan tác dụng với Cl2 (ánh sáng), tỉ lệ mol 1:1.
c) xiclopentan tác dụng với Br2 (ánh sáng), tỉ lệ mol 1:1.
d) phản ứng vôi tôi xut điều chế metan.
Câu 3. (2,5 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam một hợp chất hữu cơ, sản phẩm cháy chỉ gồm 5,28 gam CO2 và 2,16 gam H2O
a) Tìm CTĐGN của chất hữu cơ.
b) Biết ở thể hơi thể tích chiếm bởi 0,9 gam chất đó bằng thể tích chiếm bởi 0,14 gam khí nitơ ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tìm CTPT của chất hữu cơ.
( Cho H=1, C= 12, O=16, N=14)
Đề số 2
Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
1. Cho chất sau :
Tên gọi theo danh pháp thay thế của chất này là :
A. 2-etylbutan.
B. 3-etylbutan.
C. 3-metylpentan.
D. Isohexan.
2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm các ankan thì thu được tỉ lệ nằm trong khoảng nào ?
A. 0 < < 1
B. 1 < < 2
C. < < 1
D. 0 < <
3. Trong số các chất sau, những chất nào là đồng đẳng của nhau :
A. 1 và 5; 2 và 4; 3 và 5.
B. 1 và 5; 2 và 4.
C. 2 và 4.
D. 2 và 3 và 4.
4. Khi đốt cháy khí nào dưới đây bằng một lượng oxi dư trong bình kín dung tích không đổi rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu (ở trên 100oC), áp suất bình sau phản ứng tăng lên ?
A. CH4
B. C2H4
C. C2H6
D. C4H4
5. Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam mỗi chất hữu cơ X, Y đều thu được 8,8 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Kết luận nào sau đúng.
A. Hai chất có cùng công thức đơn giản.
B. Hai chất có cùng công thức phân tử.
C. Hai chất là đồng đẳng của nhau.
D. Hai chất là đồng phân của nhau.
6. Chất có CTPT C3H6Cl2 có mấy đồng phân.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
7. Phản ứng nào thuộc loại phản ứng thế
A. C2H5OH + C2H5OH C2H5OC2H5 + H2O
B. CH2=CH2 + H2O C2H5OH
C. CH3CH3 CH2=CH2 + H2
8. Hỗn hợp khí gồm 2 ankan đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 16,75. Công thức phân tử của 2 ankan là :
A. CH4 và C3H8 C. C2H6 và C3H8
B. CH4 và C2H6 D. C3H8 và C4H10.
Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Thực hiện phản ứng tách một phân tử hiđro ra khỏi phân tử isopentan.
Viết phương trình hoá học xảy ra.
Câu 2. (1,5 điểm)
Nhận biết mỗi khí sau đựng trong các lọ mất nhãn : khí cacbonic, metan, xiclopropan.
Câu 3. (3 điểm)
Tìm CTPT các hợp chất hữu cơ trong mỗi trường hợp sau :
a) Một ankan có tỉ khối hơi so với H2 bằng 22.
b) Một xicloankan khi phản ứng thế với Br2 (tỉ lệ 1: 1 về số mol) cho dẫn xuất có chứa 53,69% Br về khối lượng.
c) Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon chỉ thu được 17,6 gam CO2 và 9 gam H2O.
( Cho C= 12; H= 1; Br = 80)
Đề số 3
Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
1. Cho chất sau :
Tên gọi theo danh pháp thay thế của chất này là
A. hexan.
B. 2,2-đimetylbutan.
C. 2-isopropylpropan.
D. 2,3-đimetylbutan.
2. Câu nào sai?
A. Chất hữu cơ được chia thành hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
B. Phản ứng của chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau.
C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
D. Trong phân tử hợp chất hữu cơ phải chứa nguyên tố C và H.
3. Phản ứng :
thuộc loại phản ứng
A. phản ứng thế C. Phản ứng tách
B. Phản ứng cộng D. Phản ứng oxi hoá - khử.
4. Khi đốt cháy khí nào dưới đây trong bình kín có dun tích không đổi, áp suất bình trước và sau phản ứng (đo ở cùng nhiệt độ trên 100oC ) không thay đổi ?
A. C2H4
B. C2H6
C. C2H2
D. C3H6
5. Đốt cháy hoàn toàn một xicloankan, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình một đựng dd H2SO4 đặc, dư, bình hai đựng CaO dư. Sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng bình một tăng 2,7 gam. Khối lượng bình hai tăng bao nhiêu gam?
A. 4,4 gam C. 8,8 gam
B. 6,6 gam D. không tính được.
6. Những chất nào dưới đây là đồng phân của CH2=CH–CH2–CH3 ?
A. (1), (3), (4), (5) C. (1)
B. (1), (3), (4) D. (1), (4)
7. Chọn câu sai.
A. Các chất đồng đẳng có tính chất hoá học tương tự nhau.
B. Các chất có cùng phân tử khối thì là đồng phân của nhau.
C. Các chất đồng phân có cùng phân tử khối.
D. C2H6O có 2 đồng phân.
8. Isopentan tạo ra tối đa bao nhiêu gốc hiđrocacbon hoá trị I ?
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Viết các đồng phân mạch cacbon phân nhánh của C6H14. Gọi tên?
Câu 2: (2 điểm)
Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau:
a) Đốt cháy hoàn toàn propan.
b) Clohoá isobutan theo tỉ lệ mol 1:1.
c) Xiclo propan tác dụng với dd HBr.
d) Propan tham gia phản ứng tách tạo ta metan.
Câu 3. (2 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam một hiđrocacbon A thu được 26,4 gam CO2 và a gam nước.
a) Tính a.
b) Tìm CTPT của A biết rằng 3,8 gam A ở thể hơi chiếm thể tích 1,12 lít ở đktc.
c) Dẫn toàn bộ CO2 ở trên vào 500 ml dd Ca(OH)2 1M. Tính số gam kết tủa thu được.
( Cho H= 1, O= 16, C= 12, Ca= 40)
Đề số 4
Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
1. 2- Metylbutan là tên gọi của chất nào sau đây :
2. Chất nào không là đồng phân của
3. Phát biểu nào đúng?
A. Ankan chỉ có phản ứng thế.
B. Xicloankan đều có phản ứng thế và cộng.
C. Phản ứng đặc trưng cho hiđrocacbon no là phản ứng thế.
D. Ankan làm mất màu dd Br2.
4. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp gồm metan và xiclopropan trong bình kín bằng lượng oxi dư sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu (ở trên 100oC). áp suất trong bình sau phản ứng so với trước phản ứng là
A. tăng lên.
B. không thay đổi.
C. giảm đi.
D. không xác định được.
5. Ankan nào khi cộng Cl2 (ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) thu được nhiều hơn một dẫn xuất clo?
A. metan B. isobutan C. etan D. neopentan.
6. Sản phẩm được tạo ra trong phản ứng nào dưới đây không phải là sản phẩm chính ?
A. CH2=CHCl + HCl CH2Cl-CH2Cl
B. CH3-CH2-CH3 + Br2 CH3-CH2-CH2Br + HBr
C. CH2=CH-CH3 + H2O CH3-CHOH-CH3
D. CH2=CH-CH=CH2 + HCl CH3-CH=CH-CH2Cl
7. Nguyên nhân của hiện tượng đồng phân trong hoá hữu cơ là
A. Do các phân tử hơn kém nhau nhóm CH2.
B. Do các chất có cùng CTPT nhưng có c