Bài viết mới
Video mới
BT trắc nghiệm

 6

 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bài tập trắc nghiệm hoá học
trung học phổ thông
(Dùng tự ôn thi tốt nghiệp và luyện thi vào đại học - cao đẳng)
 
 
 
 
 
 
Lời nói đầu
Theo nguyện vọng của nhiều bạn đọc muốn có thêm một tài liệu về thi trắc nghiệm môn Hoá dùng trong kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và ôn luyện thi vào Đại học, Cao đẳng, chúng tôi biên soạn cuốn sách "Bài tập trắc nghiệm môn Hoá học".
Nội dung cuốn sách bao gồm 3 phần.
Phần I : Đại cương về bài tập trắc nghiệm khách quan
Phần này giới thiệu loại bài tập trắc nghiệm được dùng cho thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng hiện nay cùng với phương pháp chung tìm phương án trả lời loại bài tập này và 8 điều cần lưu ý khi giải bài thi trắc nghiệm môn Hoá.
Phần II : Giới thiệu các dạng bài tập hoá thường được vận dụng xây dựng các bài tập trắc nghiệm. Đồng thời giới thiệu cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn Hoá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được công bố cho kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào Đại học, cao đẳng.
Phần này giới thiệu 9 dạng bài tập trắc nghiệm môn Hoá nội dung đơn thuần là lí thuyết và 8 dạng bài tập trắc nghiệm có tính toán (bài toán hoá) với ngót 100 bài tập ví dụ cụ thể có giải.
Các dạng bài tập trắc nghiệm được giới thiệu đều là những bài tập cơ bản nhưng rất đầy đủ với những nội dung sát với chương trình sách giáo khoa hiện hành, và những phương pháp giải nhanh gọn nhất cho từng dạng bài tập trắc nghiệm, đáp ứng loại hình thi trắc nghiệm ? phải giải bài tập với tốc độ nhanh.
Phần III : Giới thiệu ngót 400 câu hỏi - bài tập trắc nghiệm thể hiện nội dung cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn Hoá với 300 câu có hướng dẫn giải cụ thể tìm đáp án, tạo điều kiện cho các thí sinh được rèn luyện với nhiều dạng câu hỏi ? bài tập trắc nghiệm, tự ôn luyện để đánh giá năng lực mình.
Cuốn sách được viết với phương châm đáp ứng nguyện vọng của bạn đọc muốn tự ôn thi nên những ví dụ và hướng dẫn tìm đáp số trả lời đều chọn lọc và viết tỉ mỉ, rõ ràng.
Rất mong cuốn sách sẽ đem lại nhiều điều bổ ích, thiết thực cho bạn đọc nhất là học sinh đang ôn thi Tốt nghiệp trung học phổ thông và luyện thi vào Đại học, Cao đẳng.
Hà Nội, Tháng 3 năm 2007
tác giả
 
Phần một
đại cương về bài tập trắc nghiệm
khách quan
I ? Khái niệm về bài tập trắc nghiệm khách quan và phương pháp chung tìm phương án trả lời
Bài tập trắc nghiệm khách quan (cũng được gọi là bài tập trắc nghiệm, khác với bài tập tự luận hiện có), dùng cho thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng hiện nay là loại bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Đề bài mỗi câu (bài) thường có hai phần : phần đầu được gọi là phần dẫn nêu vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết và đặt câu hỏi hay đề nghị yêu cầu đối với thí sinh ; phần sau là các phương án trả lời cho sẵn để các thí sinh lựa chọn. Thường có 4 phương án trả lời được kí hiệu bằng các chữ A, B, C, D hay a, b, c, d.
Trong các phương án trả lời chỉ có một phương án đúng (hoặc đúng nhất). Các phương án khác đưa vào chỉ để gây nhiễu, đòi hỏi thí sinh phải suy nghĩ kĩ trước khi lựa chọn.
Khi làm bài, tìm phương án trả lời, trước hết cần đọc nắm thật vững đề bài cả phần dẫn và các phương án trả lời, đặc biệt phần các phương án trả lời. Phần này người ra đề luôn đặt ra các phương án đều có vẻ có lí, tương tự và hấp dẫn như phương án trả lời đúng. Do đó phải vận dụng kiến thức có liên quan, cân nhắc, phân biệt từng phương án để cuối cùng chọn ra một phương án đúng làm đáp số.
Ví dụ 1.
Trong điều kiện thích hợp, nhôm phản ứng được với những chất nào sau đây : 1. hiđro, 2. clo, 3 lưu huỳnh, 4 nước, 5. kiềm, 6. axit, 7. Fe3O4, 8. ZnSO4, 9. CaSO4, 10. CuSO4 ?
A. 1, 3, 5, 7 B. 2, 4, 5, 8
C. 1, 6, 8, 10 D. Chỉ ngoại trừ 9
Ví dụ 2.
Cho HCl cộng hợp vào axetilen theo tỉ lệ mol nHCl :  = 2 : 1. Hãy cho biết dẫn xuất điclo nào được tạo thành.
A. CH3 ? CHCl2 B. CH2Cl ? CH2Cl
C. CH2 = CCl2 D. CHCl = CHCl
Ví dụ 3.
Đốt cháy hoàn toàn một sợi dây đồng nặng 2,56 gam trong không khí. Làm nguội chất rắn thu được rồi hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa Y.
Khối lượng kết tủa Y là :
A. 3,50 gam B. 3,92 gam
C. 3,20 gam D. 3,65 gam.
II ? Những điều cần lưu ý khi làm bài tập thi trắc nghiệm
1. Thí sinh phải tự lực hoàn toàn khi làm bài
Đề thi trắc nghiệm thường có nhiều câu được phiên bản do máy tính tự xáo trộn thứ tự các câu của bộ đề cũng như xáo trộn kí hiệu của các phương án trả lời sao cho các thí sinh ngồi cạnh nhau hoặc có thể toàn bộ số thí sinh trong mỗi phòng thi có đề thi riêng, giống nhau về nội dung nhưng hoàn toàn khác nhau về thứ tự các câu và kí hiệu các phương án trả lời. Do đó, không thể quay cóp hay dùng "phao thi" được. Thí sinh phải rèn luyện tính tự lực hoàn toàn trong thi trắc nghiệm.
2. Phải học thật kĩ nắm thật chắc toàn bộ nội dung chương trình sách giáo khoa. Không được học tủ, học lệch chỉ những kiến thức lớp 12, hay chỉ làm những bài tập dễ, mà phải ôn tập cả những kiến thức có liên quan ở lớp 10 lớp 11 và phải làm hết toàn bộ số bài tập trong sách giáo khoa bộ môn, đồng thời tham khảo kĩ phần I, II của tập sách này để thành thạo kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm.
3. Phải làm bài với tốc độ nhanh
Một trong những đặc điểm, yêu cầu của thi trắc nghiệm là phải làm bài với tốc độ nhanh (giải nhiều câu trong một thời gian rất có hạn, để đánh giá khả năng thí sinh, đồng thời chống trao đổi quay cóp). Do đó thí sinh phải làm bài thật khẩn trương. Không nên để thời gian quá nhiều cho một câu. Nếu câu nào đó khó, chưa làm được, tạm để lại, làm tiếp những câu khác xong, còn thời gian sẽ trở lại hoàn thiện những câu khó này.
4. Trong câu, các phương án trả lời có nhiều phương án đúng, hãy chọn phương án đúng nhất.
Ví dụ 4.
Từ vị trí của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn, có thể suy ra :
A. Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử
B. Số electron và số lớp electron trong nguyên tử
C. Số oxi hoá điển hình của nguyên tử trong các hợp chất
D. A, B, C đều đúng.
Ví dụ 5.
Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại sau : 
(1) Hầu hết các nguyên tử kim loại chỉ có từ 1e đến 3e lớp ngoài cùng.
(2) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại
(3) ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể
(4) Liên kết kim loại là liên kết ion được hình thành do sức hút tương hỗ tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và lớp electron tự do.
Những phát biểu nào đúng.
A. chỉ có (1) đúng B. chỉ có (1), (2) đúng
C. chỉ có (3) đúng D. Cả (1), (2), (3) đúng.
Ví dụ 6. Cho các câu nhận định về chất béo :
a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh.
b) Chất béo đều là các chất lỏng.
c) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
d) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
e) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật 
Các câu đúng là :
A. a, b, d. B. a, c, e
C. a, c, d D. a, b, c
5. Những câu mà câu hỏi hay yêu cầu đề cập đến hai hay nhiều ý cần trả lời. Khi chọn đáp số đúng phải thể hiện đầy đủ yêu cầu của phần dẫn.
Ví dụ 7.
Hiđrocacbon có công thức phân tử C4H8 có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo và trong số công thức cấu tạo đó, công thức cấu tạo nào có đồng phân hình học ?
A. Có 4 công thức cấu tạo và CH3 ? CH2 ? CH = CH2 có đồng phân hình học.
B. Có 3 công thức cấu tạo và CH3 ? CH = CH ? CH3 có đồng phân hình học
C. Có 2 công thức cấu tạo và (CH3)2C = CH2 có đồng phân hình học
D. Có 5 công thức cấu tạo và không có công thức cấu tạo nào có đồng phân hình học.
Ví dụ 8. Cho sơ đồ điều chế :
CH4  A  B  C  D  E + B
E và B lần lượt là :
A. CH3COOH và HCHO B. HCOOH và CH3CHO
C. CH3CHO và CH3CH2OH D. CH3?CHO và CH3COONa
6. Gặp câu phần dẫn và phương án trả lời không có yêu cầu hay câu hỏi rõ ràng, khi tìm phương án trả lời, cần tìm phương án đúng phù hợp với phần dẫn.
Ví dụ 9.
Trong nhóm kim loại kiềm thổ :
A. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm
B. Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng
C. Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử giảm
D. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng.
7. Gặp câu là một bài tập toán.
Trước hết xác định bài tập toán đó thuộc loại nào (bài tập toán về tính nồng độ, pH của dung dịch ; về xác định khối lượng chất trong các quá trình hoá học ; về xác định công thức chất, thành phần hỗn hợp ; về điện phân hay bài tập toán về các chất khí ; ... xem ở phần II), sau đó tìm phương pháp giải thật thích hợp và ngắn gọn nhất, không phải giải trình, chỉ để sao cho tìm được đáp số, chọn được phương án trả lời đúng nhất.
Ví dụ 10.
Phải thêm bao nhiêu gam nước vào 200 gam dung dịch KOH 20% để được dung dịch KOH 16% ?
A. 45 gam B. 40 gam
C. 50 gam D. 38 gam
Ví dụ 11. Lấy 2,46 gam hỗn hợp gồm C6H5OH, CH3COOH và HCOOH cho tác dụng vừa đủ với 40ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng các muối thu được sau phản ứng là :
A. 4,15 gam B. 3,52 gam
C. 3,25 gam D. 3,90 gam
Ví dụ 12.
Hoà tan 8,86 gam hỗn hợp hai kim loại hoá trị 2 thuộc cùng một nhóm ở hai chu kì liên tiếp vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy xác định tên hai kim loại.
A. Ba và Zn B. Ca và Mg
C. Ba và Mg D. hai kim loại khác
8. Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn ghi trên đề thi và phiếu trả lời khi làm bài thi.
 
Đáp số và hướng dẫn giải
 
Ví dụ 1. Đáp án D
Ví dụ 2. Đáp án A.
Đồng đẳng của axetilen và dẫn xuất CH2 = CHCl khi cộng hợp với HCl đều theo đúng quy tắc Maccopnhicop. 
Ví dụ 3. Đáp án B.
Các phản ứng xảy ra :
2Cu + O2  2CuO
CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O
CuCl2 + 2NaOH  Cu(OH)2 + 2NaCl
Theo các phản ứng trên, ta có :  = 0,04 (mol).
Vậy mB =  = 0,04.98 = 3,92 (gam)
Ví dụ 4. Đáp án D.
Ví dụ 5. Đáp án D.
Clo tác dụng với ankan, phản ứng thế xảy ra ở cacbon bậc cao nên đáp số A đúng.
Ví dụ 6. Đáp án D
Ví dụ 7. Đáp án B
 
 
 
 
C4H8 có 3 công thức cấu tạo : CH3 ? CH = CH ? CH3, (CH3)2C = CH2, CH3 ? CH2 ? CH = CH2. Trong số đó chỉ có CH3 ? CH = CH ? CH3 có đồng phân hình học : 
(đồng phân cis) (đồng phân trans)
 
Ví dụ 8. Đáp án D.
CH4        CH2 =    + 
Ví dụ 9. Đáp án D.
Ví dụ 10. Đáp án C.
Gọi  cần thêm là x gam, áp dụng công thức pha loãng hay cô đặc, ta có :
200.20 = (200 + x).16
x = 50 (gam)
Loại bài trên có thể giải bằng phương pháp ngắn gọn theo quy tắc đường chéo :
 
Vậy  cần thêm =  = 50 (gam)
Ví dụ 11. Đáp án B.
Bài tập toán loại này có thể giải bằng phương pháp đại số nhiều ẩn số nhưng dài. áp dụng phương pháp đặt công thức chung cho 3 chất là ROH, nên phản ứng của 3 chất với NaOH chỉ viết chung 1 phản ứng
ROH + NaOH  RONa + H2O
(mol) 0,04  0,04  0,04
Theo trên : cứ 1 mol ROH  1 mol RONa  Khối lượng tăng 23 ? 1 = 22 (g)
Vậy 0,04 mol ROH  0,04 mol RONa  Khối lượng tăng 22.0,4 = 0,88 (g)
Do đó, khối lượng muối thu được = 2,46 + 0,88 = 3,52 (gam)
Ví dụ 12. Đáp án B.
Thuộc loại bài tập toán này phương pháp ngắn gọn nhất là đặt trị số trung bình.
Gọi  là kí hiệu tổng quát của 2 kim loại, đồng thời là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp 2 kim loại, ta có phương trình phản ứng :
 
= 0,3 (mol)  có 0,3 mol 
Do đó  = 29,533
Suy ra hai kim loại hoá trị 2 là Ca và Mg, vì Mg = 24 < 29,533 < 40 = Ca.
 
 
 
 
 
Phần hai
Các dạng bài tập Hoá thường được
vận dụng làm bài thi trắc nghiệm.
cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn hoá
A. các dạng bài tập trắc nghiệm
I ? Những bài tập đơn thuần lí thuyết
1. Bài tập xác định các khái niệm
Nắm thật chắc các định nghĩa, khái niệm để làm tốt loại bài tập này
Ví dụ 1.
Các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào định nghĩa tốt nhất về pH của dung dịch ?
A. Nồng độ H+ trong dung dịch được gọi là pH
B. pH của dung dịch là chỉ số hiđro dùng để đo nồng độ H+ hay OH? trong dung dịch.
C. Trừ logarit thập phân của nồng độ ion hiđro trong dung dịch được gọi là pH.
D. B, C đều đúng.
Ví dụ 2.
Nhóm nguyên tử trong phân tử xác định phản ứng đặc trưng của chất hữu cơ được gọi là :
A. nhóm thế B. nhóm chức
C. gốc tự do D. gốc thế
Ví dụ 3.
Sự ăn mòn kim loại là :
A. sự phá huỷ kim loại do tác dụng của không khí
B. sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
C. sự phá huỷ kim loại do tác dụng của các chất hoá học
D. sự phá huỷ kim loại và các hợp chất của kim loại với môi trường.
2. Bài tập về danh pháp
Thường hay đề cập đến là danh pháp các chất hữu cơ. Mọi chất hữu cơ trong chương trình, tên quốc tế đều xuất phát từ tên của ankan, nên phải nắm vững danh pháp của ankan và chú ý thêm :
? Đối với ankan có phân tử phức tạp (có nhiều nhánh), khi chọn mạch chính phải chọn mạch dài nhất, khi đánh số trên mạch chính phải xuất phát từ đầu nào có nhiều nhánh nhất. Nếu 2 đầu mạch chính đều nhiều nhánh thì chọn đầu nào có nhiều nhánh đơn giản hơn.
? Đối với các dẫn xuất có nhóm chức (hiđrocacbon có nối đôi, nối ba cũng thuộc loại này) khi chọn mạch chính nhất thiết mạch chính phải chứa nhóm chức và đánh số bắt đầu từ đầu nào gần nhóm chức nhất.
? Cần gọi tên mạch nhánh trước (mạch nhánh đơn giản rồi đến mạch nhánh phức tạp), kèm theo số chỉ vị trí của mạch nhánh (đặt trước tên mạch nhánh), sau đó là tên mạch chính.
? Danh pháp thông thường của các chất cũng cần nắm chắc và lưu ý tránh dùng tên gộp lại nửa quốc tế, nửa danh pháp thông thường trên cùng một chất.
Ví dụ 4.
Gọi tên theo danh pháp quốc tế hợp chất sau :
 
A. 5?etyl-3?metylhepten B. 3?etyl-5?metylheptan
C. 3?metyl?5?etylheptan C. Tên khác
Ví dụ 5.
Hiđrocacbon có tên quốc tế là :
A. 3,5?đimetylhepten?2 B. 3,5?đimetylhepten?3
C. 3,5?đimetylhepten?5 D. Tất cả đều sai
Ví dụ 6.
Gọi tên rượu sau theo danh pháp quốc tế : 
A. 3?etylbutan ?4?ol
B. 2?etylbutan ?1?ol
C. Hexanol
D. 2,2?đietyletanol
Ví dụ 7.
Một hiđrocacbon mạch hở tác dụng với HCl sinh ra 2?clo ? 3?metylbutan. Xác định tên gọi quốc tế của hiđrocacbon trên.
A. 2?metylbuten?2 B. 3?metylbuten?1
C. 3?metylbuten?2 D. Tên khác
3. Bài tập về cấu tạo nguyên tử và tính chất của các chất
Đây là loại bài tập phong phú nhất về nội dung, đồng thời cũng là loại bài tập nhiều dạng nhất, rất hay gặp. Cần lưu ý :
? Nắm vững cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố, nắm vững cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Trên cơ sở đó có thể từ cấu tạo nguyên tử suy ra được vị trí của nguyên tố, tên nguyên tố cũng như tính chất (đơn chất và hợp chất) của nguyên tố và ngược lại.
? Phải nắm thật chắc tính chất của các đơn chất và hợp chất, cả về tính chất vật lí lẫn tính chất hoá học, công thức tổng quát, công thức cấu tạo của các chất. Đặc biệt từ cấu tạo các chất nắm được nguyên nhân của tính chất các chất. Từ đó so sánh, giải thích, sắp xếp được mức độ tính chất giữa các chất.
Ví dụ 8.
Crom là nguyên tố có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3d5 4s1. Hãy xác định vị trí của crom (ô, chu kì, nhóm) trong BTH.
A. ô 23, chu kì 3, nhóm V B. ô 22 chu kì 2 nhóm V.
C. ô 24 ; chu kì 4 ; nhóm VI D. Tất cả đều sai.
Ví dụ 9. Cho các chất sau :
rượu n?propylic, axit axetic và metyl fomiat
Sắp xếp theo thứ tự giảm dần to sôi của các chất, được kết quả :
A. Axit axetic > rượu n?propylic > metyl fomiat
B. Rượu n?propylic > axit axetic > metyl fomiat
C. Metyl fomiat > axit axetic > rượu n?propylic
D. Kết quả khác.
 
 
Ví dụ 10. Sắp xếp theo thứ tự mạnh dần tính bazơ giữa các hợp chất :
 
CH3NH2, (CH3)2NH, NH3, được kết quả là :
 
 
 
 
 
A. (CH3)2NH > CH3NH2 > NH3 >
 
 
 
 
 
B. CH3NH2 > (CH3)2 NH > NH3 > C6H5NH2 > 
 
 
 
 
 
C. NH3 > CH3NH2 > (CH3)2NH > C6H5NH2 > 
 
 
 
 
 
D. C6H5NH2 > (CH3)2NH > CH3NH2 > 
 
 
Ví dụ 11. Chất nào phản ứng diễn ra đúng quy tắc Maccopnhicop khi cho cộng hợp HCl với các chất sau theo tỉ lệ mol 1 : 1.
A. CHCl = CH2 B. CH2Cl ? CH = CH2
C. CH3 ? CH = CH2 D. Cả CHCl = CH2 và CH3 ? CH = CH2
Ví dụ 12.
Có các kim loại K, Na, Zn, Al. Cho biết kim loại nào phản ứng được với dung dịch NaOH.
A. Al và Na B. Al và Zn
C. K, Zn và Al D. K, Na, Zn và Al
Ví dụ 13.
Trong các chất sau đây, chất nào vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
A. CH3CHO, MnO2 B. CH3CHO, H2SO3
C. Na2SO3, CH3CHO D. Na2SO3, H2SO3, CH3CHO
Ví dụ 14.
Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không xảy ra :
A. CaCO3 + NaCl B. NaCl tinh thể + H2SO4 đặc, nóng 
B. FeS + H2SO4 D. AlCl3 + H2O 
4. Bài tập về điều chế tổng hợp chất
Hãy làm quen với các dạng bài tập hay gặp.
Ví dụ 15.
Có thể điều chế dung dịch Ba(OH)2 bằng cách :
A. cho BaCl2 phản ứng với dung dịch NaOH
B. điện phân dung dịch BaCl2 với điện cực trơ, có màng ngăn
C. cho Ba tác dụng với nước.
D. B, C đều đúng.
Ví dụ 16.
Những chất nào sau đây có thể dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ?
A. KClO3, CaO, H2SO3
B. KMnO4, MnO2, NaOH
C. KMnO4, H2O2, KClO3
D. A, B, C đều đúng.
Ví dụ 17.
Cho sơ đồ điều chế :
FeO  A  B  C  D  E (rắn)
E là :
A. FeO B. Fe(OH)3
C. Fe2O3 D. Fe3O4
Ví dụ 18
Cho sơ đồ phản ứng :
A  B  C  D  
A là :
A. C2H6 B. CH3CHO
C. C2H4 D. C2H2
5. Bài tập về nhận biết chất
Để làm tốt loại bài tập này, cần :
? Nắm vững tính chất vật lí và tính chất hoá học của chất cần nhận biết. Dùng phản ứng đặc trưng của các chất đó với thuốc thử để tạo ra một trong các hiện tượng có thể tri giác được như đổi màu, kết tủa, có mùi riêng biệt hoặc sủi bọt khí,...
? Nắm vững các thuốc thử cho từng loại hợp chất, ion cần nhận biết. Ví dụ nhận biết muối clorua hay hợp chất có ion Cl? người ta dùng dung dịch AgNO3 sẽ có dấu hiệu kết tủa trắng của AgCl ; nhận biết muối sunfat tan hay axit H2SO4 có ion  dùng thuốc thử là dung dịch BaCl2 sẽ cho kết tủa trắng BaSO4,...
Trên các cơ sở đó có thể nhận biết được các chất theo yêu cầu.
Sau đây là một số dạng bài tập cơ bản thuộc loại nhận biết chất cần lưu ý.
Ví dụ 19.
Có các lọ hoá chất đựng trong các lọ riêng biệt các dung dịch CuSO4, FeSO4, Cr2(SO4)3 bị mất nhãn.
Hãy chọn một hoá chất trong các hoá chất cho sau để phân biệt được 3 lọ hoá chất trên.
A. NaOH B. HCl
C. NaCl D. A, B đều đúng
Ví dụ 20.
Chỉ dùng một thuốc thử để nhận biết được các chất đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn : etyl axetat, etylen glicol, anđehit axetic. Thuốc thử đó là :
A. HCl B. Cu(OH)2
C. NaOH D. H2SO4
Ví dụ 21.
Có 4 bình mất nhãn, mỗi bình chứa một trong 4 dung dịch sau : Na2SO4, Na2CO3, BaCl2, KNO3. Chỉ dùng thêm quỳ tím, cho biết có thể nhận biết được những dung dịch nào ở trên ?
A. Na2SO4, KNO3 B. BaCl2, Na2SO4
C. Na2CO3, BaCl2 D. Na2SO4, Na2CO3, BaCl2, KNO3
6. Bài tập về tách biệt, tinh chế chất
Thực tế hay dùng 2 phương pháp để tách biệt, tinh chế chất.
? Phương pháp vật lí : 
+ Dùng phương pháp lọc để tách chất không tan khỏi chất lỏng.
+ Dùng phương pháp lượm nhặt để tách các chất rắn có sự khác nhau về tinh thể, màu sắc,... ra khỏi nhau.
? Phương pháp hoá học : Dùng phản ứng thích hợp chuyển dần các thành phần của hỗn hợp sang dạng trung gian, rồi từ dạng trung gian này lại dùng phản ứng hoá học để chuyển sang dạng ban đầu của chúng trong hỗn hợp.
Dưới đây là những dạng bài tập thường gặp.
Ví dụ 22.
Khí NH3 bị lẫn hơi nước, có thể dùng chất nào trong những chất sau đây để thu được NH3 khan ? 
A. P2O5 B. H2SO4 đặc
C. CaO D. Ba(OH)2 đặc
Ví dụ 23.
Dùng các hoá chất thông dụng nào sau đây có thể tách được các chất Al2O3, SiO2, Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp của chúng ?
A. HCl, NaOH B. H2SO4, NaOH
C. HCl, KOH D. A, B, C đều đúng.
Ví dụ 24.
Một hỗn hợp gồm phenol, benzen, anilin. Dùng dung dịch chất nào trong số các dung dịch : NaOH, HCl, H2SO4, Na2CO3 để tách các chất trên ra khỏi nhau ? 
A. NaOH B. HCl
C. H2SO4 D. Cả A và B
Ví dụ 25.
Một dung dịch chứa các ion Na+, Mg2+, Ca2+, Ba2+, Cl?, H+. Để tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào, người ta có thể cho dung dịch tác dụng với chất nào trong số các chất cho sau ?
A. Dung dịch NaOH vừa đủ B. Dung dịch Na2CO3 vừa đủ.
C. Dung dịch Na2SO4 vừa đủ D. Dung dịch K2CO3 vừa đủ.
7. Bài tập về đồng vị, đồng đẳng và đồng phân
Cần phân biệt các khái niệm trên để làm tốt loại bài tập này.
Ví dụ 26.
Nguyên tố magie có các nguyên tử sau :   
Cho các phát biểu sau :
(1) Hạt nhân các nguyên tử lần lượt có 11, 12, 13 nơtron.
(2) Hạt nhân mỗi nguyên tử đều chứa 12 proton.
(3) Đó là 3 đồng vị của magie.
Các phát biểu đúng là :
A. (1) B. (2)
C. (3) D. (2) và (3)
Ví dụ 27.
Câu nào sau đây định nghĩa tốt nhất về chất đồng đẳng ?
A. Đồng đẳng là những chất có cùng thành phần nguyên tử và cùng tính chất.
B. Đồng đẳng là những chất mà phân tử có cùng thành phần nguyên tố, cùng tính chất hoá học nhưng hơn kém nhau một hay nhiều nhóm ?CH2?
C. Đồng đẳng là những chất có cùng tính chất hoá học và vật lí
D. Đồng đẳng là những chất có cùng tính chất hoá học nhưng tính chất vật lí khác nhau.
Ví dụ 28.
A là đồng đẳng của benzen có công thức phân tử là C8H10. Cho biết số đồng phân của A là :
A. 3 B. 5
C. 4 D. 6
Ví dụ 29. Trong các chất đồng phân sau, đồng phân nào có đồng phân hình học ?
A. CH2 = CH ? CH2 ? COOH
B. CH3 ? CH = CH ? COOH
C. 
D. A, B đều đúng
8. Bài tập về cân bằng hoá học và cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá?khử.
? Để giải tốt loại bài tập về cân bằng hoá học cần nắm vững nguyên lí Lơ Satơliê về chuyển dịch cân bằng :
"Trong một hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một trong các điều kiện cân bằng (nồng độ các chất, áp suất ? khi có chất khí trong hệ, nhiệt độ) thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó".
Cần chú ý thêm, chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng, vì nó làm tăng tốc độ của cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch một số lần như nhau.
? Muốn cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá khử nhanh cần nắm vững phương pháp cân bằng electron hay cân bằng electron?ion.
Ví dụ 30.
Trong sản xuất este được điều chế theo phản ứng :
CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O + 77,1 kJ/mol
Hãy cho biết muốn phản ứng trên đạt hiệu suất cao (cân bằng luôn chuyển dịch theo chiều thuận, tạo được nhiều este), cần tăng cường hay giữ nguyên điều kiện gì ?
A. Tăng nồng độ axit hoặc ancol, hay trong quá trình điều chế đồng thời lấy este ra
B. Dùng H2SO4 đặc để hút nước
C. Duy trì ở nhiệt độ cần thiết cho phản ứng
D. A, B, C đều đúng
Ví dụ 31.
Cho cân bằng :
2SO2 + O2  2SO3 + Q
Trong những điều kiện nào phản ứng trên chuyển dịch sang phải ?
A. Giảm nhiệt độ
B. Thêm xúc tác
C. Tăng áp suất
D. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất
Ví dụ 32. 
Cho phản ứng :
KMnO4 + H2SO4 + KNO2  MnSO4 + KNO3 + K2SO4 + H2O
Khi cân bằng, nếu tỉ lệ hệ số mol  bằng 2 : 3 thì tỉ lệ số mol các chất sản phẩm của phản ứng là bao nhiêu ?
A. 2 : 4 : 2 : 3 B. 3 : 5 : 2 : 4
C. 2 : 5 : 1 : 3 D. 4 : 6 : 3 : 7
Ví dụ 33
Có phản ứng sau :
CH3OH + KMnO4 + H2SO4  HCOOH + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Khi cân bằng, xác định tỉ lệ hệ số mol  = 2 : 3, hãy xác định tỉ lệ hệ số mol 
A. 3 : 4 B. 2 : 1
C. 3 : 5 D. 2 : 3
9. Bài tập về thực hành thí nghiệm
Theo dõi hiện tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng cụ thể từng quá trình thí nghiệm, sau đó xác định kết quả, theo yêu cầu của đề. Cần lưu ý, kết quả mỗi quá trình thu được thường xác định theo sản phẩm chính.
Ví dụ 34.
Một cốc thuỷ tinh đựng dung dịch Fe2(SO4)3 có màu vàng nâu. Thả một đinh sắt vào cốc dung dịch trên. Sau thí nghiệm xuất hiện những dấu hiệu gì ? Giải thích. 
A. Không có hiện tượng gì xảy ra, vì không có phản ứng giữa Fe và Fe3+
B. Màu của dung dịch nhạt dần vì nồng độ Fe3+ giảm do có phản ứng
Fe + 2Fe3+  3Fe2+
C. Đinh sắt tan dần trong dung dịch vì sắt phản ứng với Fe2(SO4)3
D. B, C đều đúng.
Ví dụ 35.
Để xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ X không no chứa các nguyên tố C, H, O người ta cho X tác dụng với H2 dư (có xúc tác Ni nung nóng) được chất hữu cơ Y. Đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC thu được chất hữu cơ Z, trùng hợp Z được poliisobutilen. Công thức cấu tạo của X là :
A. B. 
C. D.    C = CH2
II - Những bài toán hoá
Đây là loại bài tập quan trọng biểu thị đặc trưng của môn hoá học. Bài  toán hoá sẽ chiếm tỉ lệ đáng kể trong cấu trúc của các bộ đề thi trắc nghiệm môn hoá, đồng thời đóng vai trò lớn trong việc đánh giá thí sinh, nhất là phân loại thí sinh.
Việc rèn luyện kĩ năng giải các bài toán hoá trắc nghiệm đòi hỏi nắm chắc các loại bài toán hoá này, cùng với phương pháp giải cụ thể ngắn gọn cho từng loại.
Dưới đây sẽ giới thiệu những dạng bài toán đó.
1. Bài tập toán về cấu tạo nguyên tử
Ví dụ 36.
Tổng số hạt proton, nơtron và electron của một nguyên tử là 155.
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Hãy xác định số khối của nguyên tử trên theo các kết quả cho sau :
A. 95 B. 115
C. 108 D. 112
Ví dụ 37.
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm và ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số các hạt mang điện trong nguyên tử X và Y là 52.
Số thứ tự của nguyên tố X và Y là :
A. 8 và 15 B. 9 và 17
C. 7 và 14 D. 7 và 15
2. Bài toán về nồng độ, pH của dung dịch
Ví dụ 38.
Cần phải pha chế theo tỉ lệ nào về khối lượng giữa 2 dung dịch KNO3 có nồng độ % tương ứng là 45% và 15% để được một dung dịch KNO3 có nồng độ 20%.
A. 2/3 B. 2/5
C. 1/5 D. 3/4
Ví dụ 39.
Làm bay hơi 500ml dung dịch HNO3 20% (D = 1,2g/ml) để chỉ còn 300 g dung dịch. Nồng độ phần trăm của dung dịch này là :
A. 30% B. 40%
C. 35% D. 38%
Ví dụ 40.
Tính số ml H2O cần thêm vào 2 lít dung dịch NaOH 1M để thu được dung dịch mới có nồng độ 0,1M.
A. 9000ml B. 18000ml
C. 11000ml D. 17000ml
Ví dụ 41.
Trộn 100ml dung dịch KOH có pH = 12 với 100ml dung dịch HCl 0,012M. Độ pH của dung dịch thu được sau khi trộn là :
A. 2 B. 4
C. 3 D. 5
Ví dụ 42.
Để trung hoà hoàn toàn 50ml hỗn hợp X gồm HCl và H2SO4 cần dùng 20ml NaOH 0,3M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được 0,381 g hỗn hợp muối khô. Tính nồng độ mol của mỗi axit và pH của hỗn hợp X (coi H2SO4 phân li hoàn toàn thành ion).
A. CM(HCl) = 0,120M ; = 0,080M và pH = 0,85
B. CM(HCl) = 0,072M ; = 0,024M và pH = 0,92
C. CM(HCl) = 0,065M ; = 0,015M và pH = 0,89
D. Kết quả khác
3. Bài toán xác định khối lượng chất trong quá trình hoá học và hiệu suất phản ứng
Ví dụ 43.
Người ta dùng quặng pirit sắt để điều chế SO2. Hãy tính khối lượng quặng cần thiết để điều chế 4,48 lít SO2 (đktc), biết quặng chứa 20% tạp chất và hiệu suất phản ứng là 75%.
A. 25,2 gam B. 20,8 gam
C. 20 gam D. 20,3 gam
Ví dụ 44.
Cho 0,1 mol FeCl3 tác dụng hết với dung dịch Na2CO3 dư thu được kết tủa X. Đem nung kết tủa ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng m. Giá trị của m là :
A. 7 gam B. 8 gam
C. 9 gam D. 10 gam
Ví dụ 45.
Tính khối lượng axit metacrylic và khối lượng rượu metylic cần dùng để điều chế 150 gam metyl metacrylat, giả sử phản ứng este hoá đạt hiệu suất 60%.
A. maxit metacrylic = 215 gam ; mrượu metylic = 80 gam
B. maxit metacrylic = 200 gam ; mrượu metylic = 75 gam
C. maxit metacrylic = 185 gam ; mrượumetylic = 82 gam
D. Kết quả khác
Ví dụ 46.
Cho 500 gam benzen phản ứng với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Lượng nitrobenzen sinh ra được khử thành anilin. Tính khối lượng anilin thu được, biết hiệu suất mỗi giai đoạn đều đạt 78%.
A. 315 gam B. 402,1 gam
C. 385,2 gam D. 362,7 gam
4. Bài toán về xác định khối lượng phân tử và công thức chất
Ví dụ 47.
Cho 2,3 gam một rượu đơn chức X tác dụng với một lượng natri kim loại vừa đủ, thu được 0,56 lít H2 (đktc). Xác định khối lượng phân tử của rượu X, được :
A. 42 gam B. 34 gam
C. 46 gam D. 58 gam
Ví dụ 48.
Nung 2,45 gam muối vô cơ X thấy thoát ra 672 ml O2 (đktc). Phần chất rắn còn lại chứa 52,35% kali, 47,65% clo. Xác định công thức đơn giản nhất của X.
A. KClO B. KClO2
C. KClO3 D. KClO4
Ví dụ 49.
Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một axit hữu cơ X mạch hở được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O
Xác định công thức phân tử của X.
A. C3H6O2 B. CH2O2
C. C2H4O2 D. C4H8O4
Ví dụ 50.
Một rượu no, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol cần vừa đủ 3,5 mol oxi. Hãy xác định công thức cấu tạo của rượu trên, biết rằng mỗi nguyên tử cacbon chỉ liên kết với một nhóm OH.
A. B. 
C. D. Công thức cấu tạo khác
5. Bài toán về xác định thành phần hỗn hợp
Ví dụ 51
Hoà tan 26,8 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 vào dung dịch HCl có dư, thu được 6,72 lít CO2 (đktc). Xác định thành phần % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp.
A.  = 28,5% ; = 71,5%
B.  = 37,31% ;  = 62,69%
C.  = 40% ; = 60%
D.  = 29,3% ; = 70,7%
6. Bài toán về điện phân
Ví dụ 52.
Điện phân 500ml dung dịch AgNO3 với điện cực trơ cho đến khi catôt bắt đầu có khí thoát ra thì ngừng. Để trung hoà dung dịch sau điện phân cần 800ml dung dịch NaOH 1M.
Tính thời gian điện phân, biết khi điện phân người ta dùng dòng điện cường độ 20A.
A. 4013 giây B. 3728 giây
C. 3918 giây D. 3860 giây
Ví dụ 53.
Điện phân 10ml dung dịch Ag2SO4 0,2M với các điện cực trơ trong 11 phút 30 giây và dòng điện cường độ 2A. Xác định lượng bạc thu được ở catôt trong số các kết quả cho sau :
A. 3,129 gam B. 4,320 gam
C. 1,544 gam D. 1,893 gam
Ví dụ 54.
Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anôt và 3,12 gam kim loại ở catôt. Xác định công thức muối điện phân được :
A. KCl B. NaCl
C. LiCl D. CsCl
7. Bài toán về các chất khí
Ví dụ 55.
Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm N2 và CO2 (đktc) đi chậm qua 5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 M dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 5 gam kết tủa. Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với hiđro, được là :
A. 14,3 B. 14,8
C. 15,6 D. 15,1
Ví dụ 56.
ở 27oC, áp suất 87mmHg, người ta cho một lượng sắt kim loại hoà tan trong dung dịch HCl, thu được 360ml khí. Xác định khối lượng sắt đã phản ứng, được kết quả sau :
A. 0,11304 gam B. 0,09352 gam
C. 0,10671 gam D. 0,12310 gam
Ví dụ 57.
Trong một bình thép có dung tích 5,6 lít (không chứa không khí), người ta cho vào đó 32 gam NH4NO2. Đưa bình về 0oC sau khi đã đun nóng để muối này bị phân tích hoàn toàn. Tính áp suất trong bình (coi thể tích nước là không đáng kể).
A. 3 atm B. 4 atm
C. 2 atm D. 5 atm
Ví dụ 58.
Trong một bình kín dung tích 11,2 lít chứa đầy O2 (ở đktc) và có sẵn 6,4 gam bột S. Đốt nóng bình đến lúc xảy ra phản ứng hoàn toàn rồi đưa bình về toC thấy áp suất trong bình là 1,25 atm (chất rắn chiếm thể tích không đáng kể). Nhiệt độ toC được xác định là :
A. 65,70oC B. 68,25oC
C. 69,20oC D. 70,15oC
8. Bài toán tổng hợp
Ví dụ 59.
Dung dịch axit fomic 0,46% có D = 1g/ml và pH bằng 3. Hãy xác định độ điện li ? của axit fomic.
A. 1% B. 2%
C. 1,5% D. 2,5%
Ví dụ 60
Người ta khử nước 7,4g rượu đơn chức no với hiệu suất 80% được chất khí. Dẫn khí này vào dung dịch brom thì có 12,8 gam brom tham gia phản ứng. Xác định công thức của rượu trên.
A. C3H7OH B. C4H9OH
C. C5H11OH D. C2H5OH
III - Đáp số và hướng dẫn giải
Ví dụ 1. Đáp án D
Ví dụ 2. Đáp án B
Ví dụ 3. Đáp án B
Ví dụ 4. Đáp án A
Ví dụ 5. Đáp án B
Ví dụ 6. Đáp án B
Ví dụ 7. Đáp án B
Hiđrocacbon có tên là 3?metylbuten?1, vì chất này có cấu tạo và phản ứng với HCl : 
  
(3?metylbuten ?1) (2?clo?3?metylbutan)
Hiđrocacbon không thể là 3?metylbuten?2  vì chất này phản ứng với HCl cho  có tên là 3?clo?3?metylbutan.
Ví dụ 8. Đáp án C
Ví dụ 9. Đáp án A
Nhiệt độ sôi của các chất phụ thuộc vào 2 yếu tố :
? Khối lượng phân tử : Chất có khối lượng phân tử càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao.
? Liên kết hiđro giữa các phân tử : Chất có liên kết hiđro giữa các phân tử càng mạn
Tải file đính kèm: Tại đây:

Tin cùng chuyên mục